ĐỘC ĐÁO CHUYỆN TRẠNG VĨNH HOÀNG

Người dân Vĩnh Linh nói chung và người dân Vĩnh Tú nói riêng rất tự hào về chuyện Trạng – một nét văn hoá dân gian vô cùng độc đáo của quê hương mình.

1. Chuyện Trạng có nguồn gốc hình thành từ lâu đời và gắn liền với

dấu mốc thăng trầm của lịch sử quê hương đất nước

à bảo “cứ đeo vào để khi ăn khoai, bột không bay vào mắt…”

Nghệ thuật kể chuyện Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng tuy cũng dùng biện pháp khoa trương, phóng đại, nhưng dựa trên cơ sở hiện thực như chuyện “Trâu đen trâu bạc” là để phóng đại dưa hấu ở Vĩnh Hoàng rất to, chuyện “Bắt cọp đi cày” là để phóng đại việc người Vĩnh Hoàng ngày trước đi cày rất sớm, người dân Vĩnh Tú vốn nổi tiếng chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó, tính tình khẳng khái, vui vẻ, hài hước. Sau mỗi câu chuyện không chỉ là tiếng cười sảng khoái để xua tan mệt nhọc mà còn là tiếng nói của sự dí dỏm, thông minh, linh hoạt trong cách ứng xử.

Về phương thức phóng đại, người Vĩnh Hoàng không dùng lối trực tiếp mà diễn tả bằng lối gián tiếp. Để chỉ quả dưa khổng lồ, họ không so sánh quả dưa đó với vật thể nào mà diễn đạt một cách thông minh hơn: dưa mà đạn bắn vào mắc kẹt không ra được, cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn, rồi mang cả dưa lẫn quạ bay lên cao. Để nói quả bí ngô to, họ diễn đạt bằng cách có một không hai, là bổ đôi quả bí làm thành hai chiếc thuyền thúng đưa bộ đội qua bàu…

3. Chuyện Trạng được kể bằng thổ ngữ đia phương

Chính thổ ngữ địa phương đã làm nên nét riêng của chuyện Trạng Vĩnh Hoàng mà không nơi nào có được. Có thể nói, ở làng Huỳnh Công hầu như ai cũng biết kể chuyện trạng. Ngoài tài năng ứng tác nên những chuyện từ thực tế cuộc sống, người dân nơi đây còn được “trời phú” cho giọng nói nặng và thổ ngữ địa phương đặc trưng nên chỉ cần mở lời là tạo nên sự ngộ nghĩnh lôi cuốn khác lạ, làm cho câu chuyện bịa cứ như thật, không tin không được.

Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng không phải ai nghe cũng hiểu, bởi nét đặc trưng làm nên “tên tuổi” làng trạng cũng chính là điều tạo nên sự khu biệt về vùng miền. Do yếu tố lịch sử, nhiều ngữ âm, từ cổ xưa giờ rất ít sử dụng trong đời sống hiện nay. Trong lúc đó, đặc điểm giọng nói của người Vĩnh Hoàng nặng, mất thanh ngữ, phát âm rất đặc biệt ở thanh hỏi (?), ngữ điệu thay đổi nhanh ở đầu, kéo dài ở cuối, lên cao xuống thấp…

thêm sự nhấn nhá trong phát âm của người kể, tạo cho giọng kể sự ngộ nghĩnh và lôi cuốn người nghe. Một đặc điểm nữa của Trạng Vĩnh Hoàng là lớp từ cổ, từ địa phương pha từ đệm nghe rất hài như: hấy, há, đực bọ, lạo, ôốc doộc, ôông ngai… Tất cả đã tạo nên đặc thù riêng cho Trạng Vĩnh Hoàng 1.

Ngày nay mỗi dịp xuân về ở xã Vĩnh Tú người ta vẫn tổ chức những cuộc thi kể chuyện Trạng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, đây là dịp để người dân ôn lại truyền thống độc đáo của làng cũng như để bảo tồn nét văn hóa dân gian có từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của thông tin đại chúng thì chuyện Trạng Vĩnh Hoàng đã được nhiều người biết đến khi nhắc tới địa danh Vĩnh Tú. Chúng tôi những người con của mảnh đất Vĩnh Tú, luôn hi vọng rằng Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng sẽ được lưu truyền với những nét đẹp vốn có bấy lâu.

.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *