GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI

nhóm đôi…

Khi chơi các trò chơi dân gian, trẻ phải phối hợp nhiều vận động khiến cho tất cả các giác quan và nhờ đó mà trí tuệ phát triển. Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường là những người thông minh, tháo vát và biết tổ chức cuộc sống.

Trò chơi như những chất keo kết dính những tình bạn trong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau. Đ

Trò chơi dân gian dành cho trẻ không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp các em luyện khả năng ứng xử văn hóa không sa vào những trò chơi games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan hay các trò chơi hiện đại như kiếm, súng bằng nhựa gây nguy hiểm và các tệ nạn xã hội khác

Nếu đa phần trò chơi dân gian của trẻ em có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi thì phần lớn trò chơi dân gian của người lớn thường diễn ra trong các lễ hội làng, ngày tết cổ truyền, diễn ra ở sân đình hay bãi đất trống rộng lớn trong làng. Đây chính là nơi phổ cập những giá trị truyền thống cộng đồng, nơi giao lưu tình cảm làng xóm quê hương; là dịp để các thế hệ đua tài, đua sức và qua đó tạo nên mối cộng cảm, đoàn kết bền chặt, tạo ra nền tự hào chính đáng về những giá trị văn hoá và sáng tạo văn hoá của những vùng, miền, đất nước. Trong các buổi hội làng, tham gia vào những trò chơi dân gian là một cơ hội để nhắc nhở con người về gìn giữ thuần phong mỹ tục. Những trò chơi như đua thuyền, đấu vật, bơi chãi là dịp để mỗi người dân giao lưu, đoàn kết, học hỏi kinh nghiệm và thể hiện tài nghệ sông nước của mình. Những dịp hội làng cũng là cơ hội cho các đôi nam thanh, nữ tú được mặc sức tự do phóng khoáng thả mình theo các trò chơi. Họ có thể đánh đu cùng nhau mà không ngần ngại sự va chạm về cơ thể. Họ có thể lăn lộn tranh cù mà nhiều khi mãi chơi để lộ ra cả những nơi kín đáo nhất. Chính trò chơi dân gian đã làm cho con người xích lại gần nhau hơn; giải tỏa các ấm ức, tháo bỏ những ràng buộc và những nguyên tắc cứng nhắc.

Những năm 1970 trở về trước, trò chơi dân gian đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc vào thể chất và tinh thần, vào việc hun đúc tâm hồn và tính cách con người Việt Nam. Thế nhưng, những năm gần đây, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, công nghệ thông tin phát triển thì những ưu điểm ấy của những trò chơi dân gian ít cơ hội để phát triển. Khi đi qua các khu vực quanh trường học hay các khu dân cư lớn, điều dễ nhận thấy là các hàng trò chơi điện tử mọc lên như nấm và phần đông người chơi là các em nhỏ. Quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi, không gian, môi trường sinh hoạt vui chơi của trẻ. Bên cạnh đó, chương trình học quá tải làm cho trẻ thiếu thời gian vui chơi. Chính những điều đó đã phần nào lý giải vì sao trẻ em ở các đô thị ngày càng ít chơi, thậm chí không biết đến những trò chơi dân gian. Giờ ra chơi là khoảng thời gian giúp trẻ em thư giãn sau những tiết học căng thẳng, mệt mỏi, do đó nhu cầu vận động là điều không thể thiếu ở lứa tuổi này. Nhưng dạo qua một số trường xem con trẻ chơi gì ở khoảng thời gian này thì rất nhiều em nữ khi được hỏi không biết thế nào là chơi chuyền, trồng nụ trồng hoa và cũng không thấy mấy em nam trả lời được chơi trò chơi đánh khăng, đánh đáo, bắn bi… mà thay vào đó là chơi cờ carô, quan toà xử án, đọc truyện tranh, đọc báo hoặc tán gẫu. Nhiều em cho rằng giờ ra chơi quá ngắn và sân trường hơi chật, các em không thể chơi được những trò mình thích như đá cầu, nhảy ngựa, cướp cờ… nên các em chỉ còn cách ngồi đọc truyện tranh Nhật Bản. Khi ở nhà thì các em nhỏ thường chơi trong nhà với các đồ chơi mua sẵn, xem ti vi, đến quán internet lướt game, hoặc được cha mẹ đưa đi công viên, nhà thiếu nhi… Đó là các em nhỏ ở đô thị còn các em nhỏ ở vùng nông thôn thì sao? Nay đi về về vùng nông thôn chúng ta không còn chứng kiến cảnh những đứa trẻ tụm năm, tụm ba chơi đánh bi, chơi ô làng nữa.

trò chơi

dân gia

n

trò chơi

trò chơi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *