MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA CỦA NGƯỜI PA CÔ Ở QUẢNG TRỊ

Từ bao đời nay, người Pa Cô ở Quảng Trị sống trong môi trường rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, hoạt động kinh tế nương rẫy mang tính chất khép kín tự cung tự cấp với trình độ phân công lao động thấp, hình thức phân phối bình quân bằng hiện vật và lối sống du canh du cư. Những nền tảng xã hội đó quyết định sự hình thành các yếu tố văn hóa trong đó có loại hình văn nghệ dân gian. Loại hình văn nghệ dân gian đã được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, trong môi trường sống, trong mối quan hệ cộng đồng bền chặt và được thể hiện trong đời sống hằng ngày, qua các phong tục tập quán, các mùa lễ hội. Kho tàng văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ở Quảng Trị không bằng được các dân tộc vùng Tây nguyên và nhiều nơi khác nhưng cũng khá đa dạng và phong phú. Đối cới các câu truyện cổ tích của người Pa Cô thì tư tưởng bao trùm lên tất cả là đề cao sự chung thủy, khuyến giáo đạo lý làm người, phê phán những kẻ thống trị tàn bạo, những hạng người xảo trá, lừa lọc trong quan hệ gia đình, xã hội. Đối với âm nhạc, họ đã sáng tạo ra nhiều làn điệu dân ca và dùng nó để phục vụ những nhu cầu trong sinh hoạt tinh thần của mình. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đưa ra một số làn điệu dân ca của người Pa Cô đã được ghi chép lại qua những đợt điều tra văn hóa phi vật thể trên địa bàn vùng núi Đakrông tỉnh Quảng Trị

và được thể hiện trong đời sống hằng ngày, qua các phong tục tập quán, các mùa lễ hội.

Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đưa ra một số làn điệu dân ca của người Pa Cô đã được ghi chép lại qua những đợt điều tra văn hóa phi vật thể trên địa bàn vùng núi Đakrông tỉnh Quảng Trị

Dân ca của người Pa Cô là những giai điệu đơn giản, hoang sơ và dân dã, xuất phát từ đời sống lao động sản xuất, đời sống tinh thần và qua các kỳ lễ hội. Tuy không được biết đến nhiều như các tộc người khác, nhưng nó thể hiện một cách rõ nét về tính bản địa, tính độc đáo riêng biệt của mình. Trong nghệ thuật diễn xướng, hình thức và cấu trúc, tính chất và thể loại có những điểm nổi bật. Người Pa Cô không có chữ viết nên các làn điệu dân ca không được sao chép thành văn mà chỉ tồn tại dưới dạng truyền miệng. Các làn điệu dân ca được ra đời và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người ta có thể hát một người hoặc một nhóm người và trong tâm trạng buồn hay vui; cũng như hát trong mọi hoàn cảnh như đi làm nương rẫy, trong các lễ hội, trong cưới xin, đi sim bày tỏ tình yêu trai gái hoặc là quây quần bên bếp lửa…

Người Pa Cô không có chữ viết nên các làn điệu dân ca không được sao chép thành văn mà chỉ tồn tại dưới dạng truyền miệng.

Các làn điệu dân ca được ra đời và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người ta có thể hát một người hoặc một nhóm người và trong tâm trạng buồn hay vui; cũng như hát trong mọi hoàn cảnh như đi làm nương rẫy, trong các lễ hội, trong cưới xin, đi sim bày tỏ tình yêu trai gái hoặc là quây quần bên bếp lửa…

không chỉ là người có niềm đam mê âm nhạc sâu sắc mà ông còn  biểu diễn thành thạo tất cả các làn điệu dân ca Pa Cô.

 L

Trong đời sống của người Pa Cô ở miền tây Quảng Trị, dân ca của có một vai trò quan trọng, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của mỗi người dân. Đối với họ, dân ca không chỉ thông thường là hình thức giải trí mà đã trở thành bản sắc gắn với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc mình. Người thể hiện các làn điệu dân ca ngoài lòng đam mê ca hát cần phải có năng khiếu âm nhạc, biết sáng tác thành văn, hiểu và nắm rõ các làn điệu dân ca để hát thích hợp trong từng hoàn cảnh, thường được vận dụng thông qua trí nhớ và được truyền miệng qua mọi thế hệ. Nhận thức được vai trò, vị trí của dân ca trong đời sống cộng đồng cũng như những cái hay, cái đẹp của nó nên nhiều năm qua các già làng, trưởng bản cùng những nghệ nhân đã tìm cách gìn giữ và duy trì có hiệu quả. Dù lên nương, lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong đời sống thường ngày thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn. Âm nhạc hòa quyện trong tiếng khèn vang vọng núi rừng vào những đêm Sim của các đôi trai gái, bên bờ suối của mỗi đêm trăng về bản, bên ánh lửa bập bùng của những mùa lễ hội, là lúc khơi dậy niềm đam mê dân ca của nhiều thế hệ già trẻ, gái trai. Họ hát để thể hiện sự đủ đầy sau những vụ mùa bội thu, hát để thể hiện niềm vui sướng khi được về làng mới, hát để trao duyên sau những ngày hẹn hò. Nhiều câu lạc bộ, nhiều mô hình dân ca, nhạc cụ dân tộc được tổ chức thành các lớp học đã thu hút được nhiều thế hệ tham gia. Tại đây, nhiều làn điệu dân ca của người Pa Cô đã được các nghệ nhân có kinh nghiệm sưu tầm và truyền dạy. Trong thời gian nhất định các học viên đã được các nghệ nhân thể hiện và truyền đạt các làn điệu dân ca Ca lơi, Cha chấp, A dền, Tăng i và dịch từ tiếng địa phương sang ngôn ngữ thuần Việt. Nội dung của các làn điệu là: Đón mừng làng mới, tìm hiểu tình yêu đôi lứa, lời tỏ tình với người thiếu nữ, những dòng tâm sự… Đây là các làn điệu thể hiện những suy tư, triết lý về tự nhiên, xã hội và khơi dậy tâm hồn, tình cảm, tình yêu đồng bào dân tộc mình bằng âm thanh, nhịp điệu, giai điệu qua mỗi ca từ…

Trong đời sống của người Pa Cô ở miền tây Quảng Trị, dân ca của có một vai trò quan trọng, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của mỗi người dân.

Đối với họ, dân ca không chỉ thông thường là hình thức giải trí mà đã trở thành bản sắc gắn với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc mình. Người thể hiện các làn điệu dân ca ngoài lòng đam mê ca hát cần phải có năng khiếu âm nhạc, biết sáng tác thành văn, hiểu và nắm rõ các làn điệu dân ca để hát thích hợp trong từng hoàn cảnh, thường được vận dụng thông qua trí nhớ và được truyền miệng qua mọi thế hệ. Nhận thức được vai trò, vị trí của dân ca trong đời sống cộng đồng cũng như những cái hay, cái đẹp của nó nên nhiều năm qua các già làng, trưởng bản cùng những nghệ nhân đã tìm cách gìn giữ và duy trì có hiệu quả. Dù lên nương, lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong đời sống thường ngày thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn. Âm nhạc hòa quyện trong tiếng khèn vang vọng núi rừng vào những đêm Sim của các đôi trai gái, bên bờ suối của mỗi đêm trăng về bản, bên ánh lửa bập bùng của những mùa lễ hội, là lúc khơi dậy niềm đam mê dân ca của nhiều thế hệ già trẻ, gái trai. Họ hát để thể hiện sự đủ đầy sau những vụ mùa bội thu, hát để thể hiện niềm vui sướng khi được về làng mới, hát để trao duyên sau những ngày hẹn hò. Nhiều câu lạc bộ, nhiều mô hình dân ca, nhạc cụ dân tộc được tổ chức thành các lớp học đã thu hút được nhiều thế hệ tham gia. Tại đây, nhiều làn điệu dân ca của người Pa Cô đã được các nghệ nhân có kinh nghiệm sưu tầm và truyền dạy. Trong thời gian nhất định các học viên đã được các nghệ nhân thể hiện và truyền đạt các làn điệu dân ca Ca lơi, Cha chấp, A dền, Tăng i và dịch từ tiếng địa phương sang ngôn ngữ thuần Việt. Nội dung của các làn điệu là: Đón mừng làng mới, tìm hiểu tình yêu đôi lứa, lời tỏ tình với người thiếu nữ, những dòng tâm sự… Đây là các làn điệu thể hiện những suy tư, triết lý về tự nhiên, xã hội và khơi dậy tâm hồn, tình cảm, tình yêu đồng bào dân tộc mình bằng âm thanh, nhịp điệu, giai điệu qua mỗi ca từ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *