NGHỀ LÀM MUỐI LÀNG TƯỜNG VÂN

bằng các vật liệu gạch, đá và liên kết bằng vôi vữa theo mô thức trần vòm cuốn, được cấu tạo theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái và đắp giả theo kiểu ngói âm dương mái cong, các đầu đao đắp giao lá, giao hồi văn, ra đời vào khoảng thế kỷ XVII – XIX, còn sót lại sau hai cuộc chiến tranh ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Qua thời gian các công trình thờ cúng trên đã bị xuống cấp, nhưng đây là hai ngôi miếu cổ cần phải được bảo tồn.

II. Nghề làm muối làng Tường Vân

Tường Vân là một làng được bao bọc ba bề là sông nước rồi choãi mình ra phía hợp lưu của hai nhánh sông Thạch Hãn trước khi xuôi về Cửa Việt hòa mình vào biển Đông. Chính vì điều kiện địa lý như vậy nên người dân làng Tường Vân ngày xưa có cuộc sống cơ cực. Từ khi khai cơ lập nghiệp các bậc tiền nhân và thế hệ cha ông, con cháu dân làng không hề đi theo nghề ngư nghiệp, bám biển ra khơi như dân chúng các vùng kề cận mà vẫn giữ lấy nghề nông nghiệp truyền thống của các bậc tiền bối mở nghiệp đem theo từ quê cha đất tổ phía Bắc. Vào sống ở vùng đất mới, việc sản xuất nông nghiệp càng trở nên khó khăn khi diện tích canh tác để trồng lúa đã ít lại bị nhiễm mặn, ruộng đồng chua phèn, chỉ gieo trồng được một vụ đông xuân với giống lúa chiêm cho năng suất thấp. Vụ hè thu do không chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên đồng ruộng bị nhiễm mặn phải để hoang hóa. Lợi dụng nguồn nước mặn có sẵn từ thiên nhiên, cùng những ngày nông nhàn, từ xa xưa người dân Tường Vân đã nghĩ ra cách làm muối. Ban đầu chỉ để phục vụ nhu cầu ăn uống của từng hộ gia đình, sau đó mở dần ra trao đổi, buôn bán với các vùng lân cận để giải quyết bớt khó khăn thiếu thốn về vật chất, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *